Công ty TNHH Nha Khoa Cống Quỳnh

Công ty TNHH Nha Khoa Cống Quỳnh

Công ty TNHH Nha Khoa Cống Quỳnh

Công ty TNHH Nha Khoa Cống Quỳnh

Công ty TNHH Nha Khoa Cống Quỳnh
Công ty TNHH Nha Khoa Cống Quỳnh
Công ty TNHH Nha Khoa Cống Quỳnh
Menu
HƯỚNG DẪN KHI NIỀNG RĂNG

HƯỚNG DẪN KHI NIỀNG RĂNG

Nếu bạn mới đeo niềng răng thì răng có thể sẽ cảm thấy khó chịu và đau trong vài ngày đầu. Cơn đau thường biến mất sau vài ngày nhưng bạn cũng cần lựa chọn thực phẩm một cách có ý thức trong thời gian này. Thức ăn cứng hoặc dính có thể làm hỏng niềng răng, gây đau trong những ngày mới đeo niềng răng.

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách lựa chọn thức ăn khi mới đeo niềng răng. Tìm hiểu về những loại thực phẩm nên ăn và cách ăn có thể giúp bạn điều chỉnh cho phù hợp với niềng răng mới đeo một cách dễ dàng.

1. ĐIỀU CHỈNH CHẾ ĐỘ ĂN

1.1. Chọn thức ăn mềm: Thức ăn mềm, không dai là tốt nhất khi đang niềng răng. Không những ít gây hỏng niềng răng, thức ăn mềm còn ít gây đau cho răng nhạy cảm. Bạn vẫn có thể ăn một số thức ăn như rau củ cứng nhưng cần hấp đến khi mềm và dễ nhai.

Một số thức ăn tốt cho niềng răng và không kích ứng răng nhạy cảm gồm có: Cơm, súp, mì phở; Thịt nấu chín mềm, không dai, không xương; Các món hải sản mềm không xương (cá, thịt cua); Sinh tố, kem hoặc sữa lắc…

1.2.Tránh thức ăn cứng: Thức ăn cứng có thể làm hỏng niềng răng và gây ra cơn đau từ nhẹ đến nặng trong những ngày sau khi lắp niềng răng. Tránh thức ăn cứng hoặc giòn, đặc biệt là sau khi đến gặp Bác sĩ chỉnh hình răng.

Một số thức ăn cứng phổ biến mà bạn nên tránh bao gồm: Các loại hạt, đá viên, táo (trừ khi được cắt thành lát nhỏ), cà rốt sống (trừ khi được cắt thành miếng cực nhỏ), Bắp ngô (trừ khi chỉ là hạt ngô, tránh ăn ngô nguyên lõi), vỏ bánh mì cứng…

1.3. Cắt giảm thức ăn dính: Thức ăn dính không tốt cho niềng răng và có thể gây đau nếu nhai khi mới đeo niềng răng. Kẹo ngọt và kẹo cao su là những thức ăn dính mà bạn nên tránh ăn khi đeo niềng răng.

Tránh một số thức ăn dính như: Các loại kẹo cao su, kẹo dẻo cứng, kẹo bơ cứng, sôcôla, phô mai…

2. THAY ĐỔI CÁCH ĂN

2.1. Cắt thức ăn thành miếng nhỏ: Cách ăn là một trong những yếu tố rủi ro nhất có thể gây hỏng mắc cài của niềng năng. Cắn thức ăn theo cách thông thường có thể khiến mắc cài rơi khỏi răng hoặc vỡ ra. Để tránh hiện tượng này, bạn nên cắt thức ăn thành miếng nhỏ. Cách này giúp kiểm soát số lần răng phải nhai thức ăn tại bất kỳ thời điểm nào.

Dùng dao cắt rời hạt ngô khỏi lõi. Hạt ngô đủ mềm nên có thể ăn một cách an toàn nhưng việc cắn vào lõi ngô có thể gây đau răng, hỏng niềng răng hoặc đau hàm.

Cắt táo thành lát trước khi ăn. Tương tự như ngô, cắn vào lõi quả táo có thể gây đau hoặc hỏng niềng răng.

Ngay cả khi ăn thức ăn tốt cho niềng răng thì bạn cũng nên cắt thành miếng nhỏ hơn. Cách này giúp kiểm soát cơn đau và bảo vệ răng khỏi hư hại.

2.2. Nhai bằng răng hàm: Hầu hết chúng ta đều không nghĩ quá nhiều về việc mình dùng răng nào để cắn và nhai thức ăn. Tuy nhiên, khi mới lắp hoặc chỉnh niềng răng thì răng sẽ càng nhạy cảm. Vì vậy, bạn nên nhai bằng răng hàm - thường dày hơn và cấu tạo tốt hơn để nghiền thức ăn - để giúp giảm cơn đau ở răng cửa.

Khi nhai, bạn nên tránh xé hoặc cắn đứt thức ăn ra bằng răng cửa. Đây cũng là lý do mà ăn thức ăn được cắt nhỏ sẽ có lợi hơn.

Một cách khác ít gây hại răng hơn đó ra đưa thức ăn vào sâu trong miệng (nhưng không sâu đến cuống họng để tránh bị nghẹn).

Nếu không quen đưa vào sâu trong miệng, bạn có thể thử cầm thức ăn bằng tay và nhẹ nhàng đặt thức ăn vào vị trí có thể nhai bằng răng hàm.

2.3. Ăn chậm: Mặc dù rất đói (đặc biệt là khi răng quá đau khiến bạn không thể ăn trong những ngày đầu mới lắp niềng răng) nhưng việc ăn chậm là rất quan trọng. Ăn quá nhanh có thể khiến bạn quên mất cách ăn phù hợp (ăn miếng nhỏ, nhai bằng răng hàm) và tăng nguy cơ cắn trúng hạt hoặc xương. Nếu bạn nhai quá nhanh, răng có thể bị đau hoặc viêm. Nguyên nhân là vì xương và dây chằng hỗ trợ răng trong miệng đã yếu sẵn do chịu tác động của lực giúp chỉnh răng thẳng hàng.

Uống nhiều nước trong khi ăn. Cách này giúp bạn nuốt dễ hơn nếu thức ăn khó nhai. Uống nước cũng giúp rửa sạch cặn thức ăn có thể bám trong niềng răng.

3. KIỂM SOÁT CƠN ĐAU

3.1. Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Răng, nướu, môi, lưỡi và má có thể bị đau trong vài ngày sau khi lắp niềng răng. Điều này là bình thường và có thể kiểm soát được bằng nhiều cách. Cách đơn giản nhất để giảm đau trong miệng là súc miệng bằng nước muối sinh lý.

Hòa 1 thìa cà phê muối vào cốc đựng 240 ml nước sạch và ấm. Không dùng nước quá nóng để tránh nguy cơ bỏng miệng.

Khuấy đến khi muối tan hoàn toàn.

Súc miệng bằng hỗn hợp nước muối mỗi khi cần trong suốt cả ngày, đặc biệt là trong tuần đầu tiên sau khi lắp hoặc chỉnh niềng răng. Nhổ nước muối ra sau khi súc miệng xong.

3.2. Thoa sáp nha khoa lên dây thép niềng răng sắc nhọn: Nhiều người đeo niềng răng bị đau khi môi, má và lưỡi cọ xát với niềng răng kim loại. Một số khác lại găp tình trạng dây thép đâm vào môi, má và lưỡi hết lần này đến lần khác. Cả hai tình trạng này đều khá phổ biến. Cách tốt nhất để đối phó với cơn đau là thoa sáp nha khoa lên niềng răng hoặc dây theo gây ra cảm giác đau và khó chịu. Sáp nha khoa sẽ giúp ích khi miệng phải thích ứng với thiết bị mới trên răng hoặc là giải pháp tạm thời cho đến khi bạn đến gặp Bác sĩ chỉnh hình răng để chỉnh lại. Tuy nhiên, nếu niềng răng vỡ hoặc dây thép đâm ra ngoài, tốt nhất bạn nên đến gặp Bác sĩ chỉnh hình răng càng sớm càng tốt để xử lý vấn đề.

Chỉ thoa sáp nha khoa lên niềng răng. Hỏi Bác sĩ chỉnh hình răng để được cho sáp mang về nhà.

Nếu sáp liên tục rơi xuống trong khi thoa, bạn nên yêu cầu Bác sĩ chỉnh hình răng đốt nóng một lượng nhỏ nhựa Gutta-percha rồi thoa lên dây thép. Nhựa sẽ nguội dần sau 40 giây và dính trên dây thép trong thời gian lâu hơn so với sáp thông thường.

3.3. Uống thuốc: Nếu cảm thấy đau dữ dội sau khi lắp niềng răng, bạn nên cân nhắc việc uống thuốc để kiểm soát cơn đau. Các thuốc không kê đơn thông thường như Acetaminophen hoặc Ibuprofen rất hữu ích trong việc giảm đau.

Khi cho trẻ nhỏ hoặc thanh thiếu niên uống thuốc, bạn cần tránh cho dùng Aspirin vì thuốc có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Hội chứng Reye là vấn đề sức khỏe do sử dụng Aspirin cho người trẻ có thể gây tử vong.

4. CHĂM SÓC RĂNG

4.1. Chải răng thường xuyên bằng chỉ nha khoa hay bàn chải kẻ răng: Có thể khó chải khi đeo niềng răng mới nhưng bước này càng quan trọng hơn bao giờ hết khi bạn đeo niềng răng. Thức ăn có thể bám vào giữa răng hoặc quanh niềng răng, gây khó chịu và có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Một số sản phẩm nha khoa như bàn chải kẻ răng, dụng cụ luồn chỉ Floss Threaders hoặc chỉ Superfloss giúp bạn dễ dàng chải giữa các răng và quanh các thanh của niềng răng.

Chải dưới dây thép, sau đó đưa chỉ nha khoa xuyên qua phần phía trên dây thép giữa từng nhóm răng.

Uốn chỉ thành hình chữ C trong khi chải từng chiếc răng để đảm bảo loại bỏ tất cả cặn thức ăn.

4.2. Đánh răng sau mỗi bữa ăn: Đánh răng là bước quan trọng khi bạn đeo niềng răng và có thể đặc biệt hữu ích khi niềng răng mới được lắp. Cặn thức ăn có thể gây đau cho răng và nướu. Đánh răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ có thể giúp loại bỏ cặn thức ăn.

Dùng bàn chải lông mềm để giảm đau cho răng và nướu khi đánh răng.

Cân nhắc việc dùng bàn chải kẽ răng để chải sạch giữa niềng răng và dây thép.

Chải răng về phía lưỡi để đảm bảo cặn thức ăn được loại bỏ hoàn toàn. Nghĩa bạn bạn sẽ chải từ trên xuống đối với răng trên và chải từ dưới lên đối với răng dưới.

Không vội đánh răng. Nên dành khoảng 2-3 phút cho mỗi lần đánh răng để đảm bảo chải sạch từng bề mặt của từng chiếc răng.

Có thể cần lặp lại quy trình đánh răng và súc miệng thường xuyên hơn bình thường. Lúc này, mảng bám đã lan ra bề mặt rộng hơn đó là răng và cả niềng răng.

4.3. Đeo thun chỉnh nha như hướng dẫn: Bác sĩ có thể khuyến nghị dùng thun chỉnh nha để chỉnh lại răng không thẳng hàng. Bản thân niềng răng sẽ giúp chỉnh thẳng răng nhưng nếu răng lệch (ví dụ như móm hoặc hô) thì bác sĩ chỉnh hình răng có thể khuyến nghị bạn đeo thun chỉnh nha đặc biệt. Thun được đeo bằng cách móc mỗi đầu quanh một chiếc móc đặc biệt trên hai niềng răng đối xứng (thường là một cái phía trước và một cách phía sau, một cái phía trên và một cái phía dưới ở mỗi bên).

Nên đeo thun chỉnh nha 24 tiếng mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần cho đến khi bác sĩ chỉnh hình răng yêu cầu ngừng đeo.

Chỉ nên tháo thun chỉnh nha ra khi ăn hoặc đánh răng. Còn không thì bạn nên đeo thun chỉnh nha liên tục, kể cả lúc đi ngủ.

Bạn có thể muốn tháo thun chỉnh nha ra vài ngày sau mỗi lần chỉnh niềng răng. Tuy nhiên, tuân thủ khuyến nghị cụ thể của bác sĩ chỉnh hình răng sẽ là tốt nhất cho răng.

4.4. Tuân thủ lịch khám: Bác sĩ chỉnh hình răng thường xếp lịch tái khám và siết niềng răng hàng tháng. Việc tuân thủ lịch khám mà Bác sĩ khuyến nghị là rất quan trọng để đảm bảo niềng răng phát huy tác dụng và răng ở hình dạng đẹp. Ngoài ra, nên đi khám Bác sĩ nha khoa ít nhất 6 tháng 1 lần để đảm bảo răng luôn chắc khỏe, cũng như đảm bảo bạn đang duy trì đúng thói quen chăm sóc răng miệng.

LỜI KHUYÊN

Đừng gây kích ứng thêm cho răng đau. Chạm vào răng, nướu và niềng răng chỉ khiến cơn đau thêm nặng.

Không ăn tiếp nếu bắt đầu thấy đau.

Tránh uống nước ngọt vì hầu hết nước ngọt đều chứa nhiều axit và đường. Các chất này có thể ăn mòn răng và thiết bị nha khoa, đồng thời để lại đốm trắng trên răng. Uống quá nhiều nước ngọt có thể gây sâu răng.

Giảm nguy cơ bị đau bằng cách cố gắng không để răng dưới chạm vào răng trên.

Nếu cảm thấy quá đau nhưng vẫn đói, bạn nên uống sinh tố hoặc sữa lắc lạnh. Cảm giác lạnh sẽ giúp giảm đau, còn sinh tố sẽ giúp bạn bớt đói.

Thoa son dưỡng khi đi khám lại và siết niềng răng. Son dưỡng giúp ngăn tình trạng môi khô, nứt nẻ sau buổi khám răng.

Không ăn thức ăn mà Bác sĩ chỉnh hình răng yêu cần bạn tránh. Bác sĩ biết mình đang làm gì và điều gì tốt cho niềng răng. Bằng cách này, bạn có thể tránh tình trạng vỡ niềng răng và không phải đeo niềng răng kéo dài.

Nếu hai bên miệng bắt đầu thấy đau, bạn không nên cử động miệng quá nhiều và cố gắng nói ít lại.

Thử ăn khoai tây nghiền vì món ăn này mềm và giúp bạn thấy no.

Có thể uống nước đá nhưng không uống quá nhiều một lúc. Uống quá nhiều nước đá có thể gây đau.

CẢNH BÁO

Không đụng vào niềng răng. Mặc dù trông có vẻ chắc chắn nhưng dây thép rất mỏng manh và dễ bị uốn cong hoặc gãy. Sửa niềng răng gãy rất tốn kém và kéo dài thời gian niềng răng.

Niềng răng là thiết bị đặc biệt và dễ dàng bị hư hại do thức ăn cứng, cũng như thức ăn dính. Những thức ăn này làm lỏng hoặc thậm chí khiến niềng răng rời ra hoàn toàn. Tránh nhai những thức ăn  khiến dây thép bị cong và gây khó chịu.

Những thứ bạn cần khi niềng răng

Bàn chải đánh răng tốt do bác sĩ nha khoa khuyên dùng

Kem đánh răng không tẩy trắng răng (răng có thể không đều màu nếu dùng kem đánh răng tẩy trắng)

Tăm nước để vệ sinh răng

Chỉ nha khoa và dụng cụ luồn chỉ

Nước súc miệng

Nước hoặc gel flour

Thuốc giảm đau

Thức ăn mềm

Sáp nha khoa

Chỉ nha khoa gắn cố định trên cung nhựa nhỏ

BS CK1 LÊ THỊ GIANG

Tin tức khác

backtop